Kể từ năm 2014, theo quy định được ban hành ngày 15/10 của Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải trong thông tư 48/TT-BGTVT có sửa đổi và bổ sung một số quy định về làm bằng lái xe ô tô . Nếu bạn đang có ý định tham gia sát hạch lấy bằng lái xe ô tô thì nên lưu ý những điểm mới này.
Những thay đổi trong quy định làm bằng lái xe

Thời hạn của giấy phép lái xe
Đối với giấy phép lái xe hạng B1 cấp cho cá nhân sẽ có hiệu lực đến đủ 55 tuổi (với lái xe là nữ) và đủ 60 tuổi (với lái xe là nam). Trong trường hợp người có bằng lái xe trên 45 tuổi với nữ và trên 55 tuổi đối với nam thì bằng lái xe ô tô hạng B1 có thời hạn 10 năm tính từ ngày cấp. nếu các bạn có nhu cầu làm bằng lái xe ngay xin vui lòng liên hệ autocenter để có những ưu đãi mới nhất
- Thời hạn của bằng lái xe ô tô hạng A4 và B2 là 10 năm kể từ ngày cấp;
- Thời hạn của bằng lái xe ô tô hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE là 5 năm kể từ ngày cấp.
Quy định làm bằng lái xe cho người nước ngoài cư trú tại Việt Nam và người Việt Nam cư trú tại nước ngoài

- Đối với người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam và đã có giấy phép lái xe quốc gia thì phải thực hiện các thủ tục để làm bằng lái xe tương ứng của Việt Nam
- Trường hợp đã có bằng lái xe quốc tế do cơ quan có thẩm quyền tại các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp và còn thời hạn sử dụng thì được chấp nhận lái loại xe quy định trong giấy phép đó mà không cần thực hiện các thủ tục chuyển đổi theo quy định của giấy phép lái xe Việt Nam;
- Trường hợp điều ước quốc tế và bằng lái xe ô tô mà Việt Nam là thành viên có những quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Thời gian đổi giấy phép lái xe
- Người thực hiện đổi giấy phép lái xe phải làm đầy đủ thủ tục, hồ sơ theo quy định và chờ đợi trong 5 ngày làm việc;
- Khi đổi giấy phép lái xe, cơ quan làm bằng lái xe sẽ cắt góc giấy phép cũ (trừ giấy phép do nước ngoài cấp).
Hình thức xử phạt đối với trường hợp làm bằng lái xe giả
Quy định pháp luật
Hành vi làm bằng lái xe giả theo quy định của Bộ luật Hình sự sẽ bị truy cứu về trách nhiệm hình sự vì người làm bằng lái đã làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Ngoài ra, người làm giả bằng lái xe còn có thể bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản vì đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người khác để làm giả bằng lái xe và kiếm lợi từ nhu cầu của người không biết và không thể biết về hành vi đó là trái pháp luật.

Hình thức xử phạt
Xử phạt hành chính
- Có thể xử phạt hành chính nếu hành vi chưa đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự. Mức phạt có thể từ 5 đến 10 triệu đồng;
- Nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị phạt từ 5 đến 50 triệu đồng.
Xử phạt hình sự
- Mức phạt tiền từ 30 đến 100 triệu đồng, đồng thời bị phạt cải tạo không giam giữ trong 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm;
- Nếu phạm tội có tổ chức; phạm tội lần 2 trở lên; làm giả từ 2 con dấu, các loại giấy tờ, tài liệu; thu lợi bất chính từ 10 triệu nhưng không quá 50 triệu và có dấu hiệu tái phạm nguy hiểm sẽ bị phạt tù từ 2 đến 5 năm;
- Trường hợp người phạm tội làm giả con dấu, giấy tờ và các tài liệu để thực hiện các hành vi phạm tội rất nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm trọng sẽ bị phạt tù từ 3 đến 7 năm.
Hy vọng qua bài viết bạn sẽ có cái nhìn chính xác hơn về các hành vi làm bằng lái xe giả. Đồng thời tuân thủ những quy định đổi mới về thủ tục làm bằng lái ô tô. Và đặc biệt nâng cao cảnh giác với những chiêu trò lừa đảo làm giả bằng lái xe dưới mọi hình thức nhé.
Xem thêm bài viết cùng chủ đề tại: https://new-weekend.com/kinh-doanh